Cung cấp lắp đặt trạm thời_tiết_PVmet500_thiết_bị_đo_bức_xạ_CMP10 cho dự án điện mặt trời áp mái Gold Biofeed tại Khu công nghiệp Sa Đéc, Tân Khánh Đông, TP. Sa Đéc, Đồng Tháp được thực hiện bởi Công ty cổ phần thiết bị quan trắc Địa kỹ thuật và Môi trường Việt Nam.
Những năm gần đây, xu hướng sử dụng điện mặt trời đang được các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đặc biệt quan tâm. Hệ thống năng lượng mặt trời được lắp đặt tại các mái nhà trong thành phố, khu công nghiệp phân tán đã phần nào làm giảm áp lực lên hệ thống nguồn điện cũng như hệ thống truyền tải. Đáng chú ý, điện mặt trời mái nhà đã được nhiều DN FDI cũng như các tập đoàn sản xuất lớn trong khu công nghiệp quan tâm và triển khai lắp đặt, điều này vừa góp phần tiết kiệm điện và cao hơn được xem là giải pháp về bài toán kinh tế và bảo vệ môi trường.
KCN Sa Đéc tại Tân Khánh Đông, TP. Sa Đéc, Đồng Tháp được quy hoạch với đầy đủ cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp tập trung như: hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhà máy xử lý nước thải tập trung, nhà máy cấp nước ngầm, bến cảng, khu điều hành – dịch vụ…vì thế tại đây rất có tiềm năng lắp đặt các hệ thống điện mặt trời áp mái cho các nhà xưởng.
Tính năng đặc trưng của trạm thời tiết quan trắc năng lượng mặt trời PVmet500
Cung cấp lắp đặt bảo dưỡng_thiết_bị_quan_trắc_điện_mặt_trời_Mũi_Né được thực hiện bởi Công ty cổ phần thiết bị quan trắc Địa kỹ thuật và Môi trường Việt Nam (VEGI.,JSC).
Nhà máy điện mặt trời Mũi Né có tổng cộng 9 trạm thời tiết với các thành phần chính là các cảm biến bức xạ pyranometer SMP10-A, hệ thống giám sát độ bụi và các cảm biến thời tiết khác do Kipp & Zonen – Netherlands sản xuất. Sau một thời gian dài hoạt động, một số trạm thời tiết bị nghi ngờ có chỉ số không đáng tin cậy. Công ty Cổ phầnthiết bị quan trắc Địa kỹ thuật và Môi trường Việt Nam (VEGI JSC) là công ty kiểm tra tất cả các trạm thời tiết này và đưa ra báo cáo tổng hợp về tình trạng của các cảm biến cũng như đề xuất phương án sửa chữa.
VEGI JSC khuyến nghị sử dụng pyranometer tham chiếu Class A (SMP11-V) kết hợp với thiết bị cầm tay nhỏ gọn (METEON 2.0) để kiểm tra tất cả các pyranometer đã được lắp đặt tại hiện trường.
Sử dụng bộ giá đỡ có thể điều chỉnh độ nghiêng kết hợp với mức bọt thuỷ cân bằng trên pyranometer tham chiếu SMP11 để điều chỉnh góc nghiêng tương tự như pyranometer POA (bức xạ góc nghiêng tấm pin) hoặc GHI (bức xạ ngang toàn cầu). Kết nối đồng thời pyranometer tham chiếu SMP11 và pyranometer SMP10 với thiết bị cầm tay và so sánh kết quả đo, nếu kết quả đo bức xạ của cả hai khác nhau không quá 5-10 W / m2, có thể kết luận rằng pyranometer … Read the rest
Thiết bị quan trắc nhà máy_điện_mặt_trời_Sơn_Mỹ: Cung cấp và lắp đặt được thực hiện bởi Công ty cổ phần thiết bị quan trắc Địa kỹ thuật và Môi trường Việt Nam (VEGI.,JSC).
Dự án Nhà máy Điện mặt trời Sơn Mỹ 3.1 với công suất thiết kế là 50 MWp. Dự án Nhà máy Điện mặt trời Sơn Mỹ 3.1 được triển khai trên diện tích gần 60ha tại xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân (Bình Thuận) với tổng vốn đầu tư 1.305 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động trong 50 năm.
Tại nhà máy điện mặt trời Sơn Mỹ 3.1 được lắp đặt các cảm biến đo nhiệt độ mặt sau của tấm pin Back of Module Temperature Sensor model CS240 (PT1000) do Campbell Scientific sản xuất tại USA, cảm biến đo bức xạ mặt trời pyranometer secondary standard SMP11-A do Kipp & Zonen sản xuất tại Nertherlands, ngoài ra còn hệ thống thu thập số liệu tự động Datalogger CR1000X và các bộ mở rộng kênh Multiplexer model AM16/32B do Campbell Scientific sản xuất tại USA.
Cảm biến đo nhiệt độ bề_mặt_tấm_pin_mặt_trời model CS240, xuất xứ Campbell Scientific – USA thường được gắn lên bề mặt phía sau của tấm pin mặt trời để đo nhiệt độ của nó. Nó sử dụng cảm biến PT-1000 Class A PRT để cung cấp mức độ chính xác cao nhất. Để chịu được môi trường khắc nghiệt thường thấy trên các tấm pin, cảm biến được đặt an toàn bên trong một đĩa nhôm tự dính được thiết kế đặc biệt.
Cung cấp thiết bị đo bức xạ nhiệt_độ_tấm_pin_RT1_KCN_Phú_Bài được thực hiện bởi Công ty cổ phần thiết bị quan trắc Địa kỹ thuật và Môi trường Việt Nam.
Tận dụng mái nhà sẵn có, doanh nghiệp sản xuất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất có điều kiện rất thuận lợi để đầu tư điện mặt trời áp mái. Đặc biệt, với chính sách khuyến khích của Nhà nước và hình thức hợp tác linh hoạt của các công ty điện mặt trời, có thể nói đây chính là cơ hội “vàng” để các doanh nghiệp đầu tư mô hình này.
Điện mặt trời áp mái thường được biết đến nhờ giúp tiết kiệm chi phí sử dụng điện và tạo thu nhập thụ động nhờ bán điện dư. Với các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, lợi ích từ mô hình điện mặt trời áp mái càng được thể hiện rõ:
Cung cấp thiết bị quan trắc điện mặt_trời_Ninh_Thuận được thực hiện bởi công ty cổ phần thiết bị quan trắc Địa kỹ thuật và Môi trường Việt Nam.
Với tiềm năng về nắng – gió, Ninh Thuận đã và đang thu hút các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đầu tư xây dựng nhiều nhà máy điện gió, điện mặt trời. Ninh Thuận là địa phương khô hạn, nắng nóng gay gắt nhất Việt Nam. Theo bản đồ bức xạ mặt trời của Meteonorm, nguồn bức xạ của tỉnh này vào khoảng 1.800 KWh/m2/năm. Mặt khác, sự chênh lệch về bức xạ mặt trời giữa các mùa trong năm không cao, là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác hiệu quả nguồn năng lượng mặt trời. Tổng số giờ nắng trung bình ở Ninh Thuận là 2.837,8 giờ/năm, cao nhất trong cả nước (so với Cam Ranh 2.663,6 giờ/năm; Phan Thiết 2.782,8 giờ/năm). Số ngày nắng trong năm khoảng 200 ngày; tổng lượng bức xạ đạt khoảng 238 Kcal/cm2. Vì vậy, Ninh Thuận được đánh giá là tỉnh có tiềm năng năng lượng mặt trời lớn so với cả nước.
Ninh Thuận được Chính phủ và Bộ Công thương phê duyệt bổ sung vào quy hoạch với tổng công suất khoảng 2.400 MW điện mặt trời. Trên cơ sở của quy hoạch, UBND tỉnh đã cấp quyết định đầu tư cho 34 dự án điện mặt trời, với tổng công suất 2.343 MW, tổng vốn đầu tư hơn 62.000 tỉ đồng.