Thiết bị quan trắc nhà máy_điện_mặt_trời_Sơn_Mỹ: Cung cấp và lắp đặt được thực hiện bởi Công ty cổ phần thiết bị quan trắc Địa kỹ thuật và Môi trường Việt Nam (VEGI.,JSC).
Dự án Nhà máy Điện mặt trời Sơn Mỹ 3.1 với công suất thiết kế là 50 MWp. Dự án Nhà máy Điện mặt trời Sơn Mỹ 3.1 được triển khai trên diện tích gần 60ha tại xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân (Bình Thuận) với tổng vốn đầu tư 1.305 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động trong 50 năm.
Tại nhà máy điện mặt trời Sơn Mỹ 3.1 được lắp đặt các cảm biến đo nhiệt độ mặt sau của tấm pin Back of Module Temperature Sensor model CS240 (PT1000) do Campbell Scientific sản xuất tại USA, cảm biến đo bức xạ mặt trời pyranometer secondary standard SMP11-A do Kipp & Zonen sản xuất tại Nertherlands, ngoài ra còn hệ thống thu thập số liệu tự động Datalogger CR1000X và các bộ mở rộng kênh Multiplexer model AM16/32B do Campbell Scientific sản xuất tại USA.
Cảm biến đo nhiệt độ bề_mặt_tấm_pin_mặt_trời model CS240, xuất xứ Campbell Scientific – USA thường được gắn lên bề mặt phía sau của tấm pin mặt trời để đo nhiệt độ của nó. Nó sử dụng cảm biến PT-1000 Class A PRT để cung cấp mức độ chính xác cao nhất. Để chịu được môi trường khắc nghiệt thường thấy trên các tấm pin, cảm biến được đặt an toàn bên trong một đĩa nhôm tự dính được thiết kế đặc biệt.
Model CS240 gồm có một PRT loại PT-1000 đặt trong một đĩa nhôm. Đĩa này sẽ bảo vệ PRT, đặc biệt là trong quá trình lắp đặt và truyền nhiệt từ bề mặt. Một loại keo đặc biệt trên đĩa sẽ gắn chặt đĩa vào bề mặt sau của tấm pin. Nếu nhiệt độ vượt quá 70 oC, một loại băng dính đặc biệt cần được sử dụng để đảm bảo độ tiếp xúc với bề mặt tấm pin.
CS240 có khả năng ghi đo chính xác cao ngay cả khi chiều dài cáp tín hiệu lớn. Nhiệt độ phía sau tấm pin rất quan trọng đối với bất kỳ đánh giá về sự chiếu xạ hiệu quả và chuyển đổi năng lượng.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Nhiệt độ hoạt động | -40 đến 135 oC |
Khả năng chịu nhiệt cáp tín hiệu | 105 oC |
Độ chính xác PRT Class A | ± (0.15 + 0.002t) |
Hằng số nhiệt độ | TCR = 3850 ppm/K |
Loại cảm biến | Phần tử cảm biến bạch kim Class A, độ chính xác 1000 Ohm (PT-1000) |
Tính ổn định lâu dài | Độ lệch Ro tối đa 0.04% (sau 1000h ở 400 oC) |
Dòng điện khi đo | 0.1 – 0.3 mA |
Vật liệu chế tạo đĩa | Hợp kim nhôm |
Vật liệu áo bọc cáp | PVC màu đen, UL VW-1 chống ánh nắng |
Đường kính đĩa | 2.54 cm |
Chiều dài toàn bộ đầu đo | 6.35 cm |
Kích thước | 5.72 x 1.12 x 1.47 cm |
Khối lượng | 90.7 g với 3.2 m cáp |
Cảm biến đo bức xạ mặt_trời_Pyranometer_SMP11 được sản xuất bởi Kipp & Zonen – Hà Lan đo bức xạ mặt trời bởi thermopile phủ đen chất lượng rất cao, và được bảo vệ bởi hai mái vòm kính. Độ nhạy quang phổ phẳng của nó khiến nó lý tưởng đối với các ứng dụng đo bức xạ dưới ánh sáng mặt trời tự nhiên, dưới tán cây, trong nhà kính hoặc toà nhà, đảo ngược để đo bức xạ mặt trời phản xạ. Có thể giao tiếp RTU, hệ thống SCADA, hoặc các hệ thống thu thập dữ liệu khác được đơn giản hoá với giao thức truyền thông Modbus RTU tiêu chuẩn công nghiệp. Các ứng dụng điển hình bao gồm giám sát môi trường, đánh giá tài nguồn năng lượng mặt trời và các ứng dụng đánh giá hiệu suất năng lượng mặt trời.
Thông thường, pyranometer này được định hướng vuông góc với bề mặt Trái đất để đo bức xạ theo bề mặt nằm ngang toàn cầu (GHI). Bức xạ bầu trời khuếch tán cũng có thể được đo bằng cách sử dụng cơ chế bóng râm.
SMP11 phải được lắp cách xa tất cả các vật cản và bề mặt phản chiếu có thể ảnh hưởng xấu đến phép đo. Pyranometer có bọt thuỷ cân bằng và hai chân cân bằng, cho phép cân bằng SMP11 mà không cần sử dụng đế cân bằng.
SMP11 là một pyranometer Class A (Secondary Standard) kết hợp công nghệ cảm biến từ CMP21, giao diện thông minh từ SMP21 và khả năng bảo trì thấp từ CMP22.
SMP11 có hộp sấy bên trong sẽ tồn tại ít nhất 10 năm nếu không mở nắp hộp. Điều này giảm thiểu việc bảo trì một cách đáng kể.
Khoảng thời gian để làm sạch mái vòm có thể được kéo dài và chất lượng của các phép đo được tối đa hóa bằng cách lắp SMP11 với thiết bị thông gió CVF4.
SMP11 có giao diện Modbus®, đầu ra analogue (0-1 V, 4-20 mA), cải thiện thời gian phản hồi và dữ liệu đo đã được hiệu chỉnh nhiệt độ. Nguồn điện cấp rộng từ 5 đến 30 VDC giúp việc tích hợp trong các trạm khí tượng và năng lượng mặt trời trở nên dễ dàng hơn. SMP11 được bảo vệ chống lại quá tải điện áp, đảo cực và đoản mạch.
Nhờ đầu ra và kết nối chuẩn hóa của mọi SMP11, việc trao đổi các thiết bị để hiệu chuẩn lại rất dễ dàng.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Cảm biến | Thermopile phủ đen chất lượng rất cao được bảo vệ bởi hai mái vòm kính |
Mô tả phép đo | Đo bức xạ mặt trời |
Phân loại ISO | Class A (Secondary Standard) |
Dải quang phổ | 285 – 2800 nm (50% points) |
Dải nhiệt độ hoạt động | -40 đến 80 oC |
Thời gian phản hồi |
|
Zero Offset A | < 7 W/m2 |
Zero Offset B | < 2 W/m2 |
Phản hồi định hướng | < 10 W/m2 (lên tới 80° với chùm sáng 1000 W/m2) |
Nhiệt độ phụ thuộc vào độ nhạy | < 1% (-20º to +50ºC) |
Kết nối | 2 dây RS-485 Modbus |
Tín hiệu ra | Modbus RS-485, 0-1 V, 4-20 mA |
Đường kính vòm | 5 cm |
Chiều rộng | 15 cm với tấm chắn bức xạ |
Chiều cao | 9.25 cm |
Khối lượng | 0.9 kg với 10.1 m cáp |
Hệ thống ghi đo tự động sử dụng Datalogger CR1000X và bộ mở rộng kênh Multiplexer AM16/32B.
CR1000X là bộ ghi đo dữ liệu hàng đầu của Campbell Scientific, cung cấp và điều khiển phép đo cho nhiều ứng dụng khác nhau. Độ tin cậy và tính chắc chắn của nó đã tạo nên một sự lựa chọn tuyệt vời cho các ứng dụng quản lý dữ liệu từ xa như trạm thời tiết, hệ thống mesonet, quan trắc chất lượng không khí, hệ thống thuỷ văn, quan trắc chất lượng nước,…
CR1000X tiêu thụ điện năng thấp, ghi đo các cảm biết, giao tiếp viễn thông trực tiếp, phân tích dữ liệu, điều khiển các thiết bị ngoại vi, lưu trữ dữ liệu và chương trình trong bộ nhớ. Các thiết bị điện tử bên trong được bảo vệ bởi một hộp thép không gỉ, kín và chắc chắn. Đồng hồ chạy bằng pin đảm bảo tính chính xác theo thời gian thực. Ngôn ngữ lập trình CRBASIC giống ngôn ngữ lập trình BASIC, phổ biến đối với tất cả các Datalogger, bao gồm cả CR1000X.
CR1000X là một thiết bị tiêu thụ điện năng thấp, được thiết kế để đo mọi loại cảm biến, điều khiển giao tiếp trực tiếp cũng như kết nối viễn thông, phân tích dữ liệu, điều khiển và kết nối các thiết bị ngoại vi, lập trình điều khiển. Các thiết bị điện tử bên trong được bảo vệ bởi một hộp thép không gỉ, kín. Đồng hồ bên trong đảm bảo chính xác theo thời gian thực với sai số nhỏ. Bộ ghi đo sử dụng ngôn ngữ lập trình CRBASIC giống như ngôn ngữ BASIC.
Bảng mạch gồm có 2 cổng 12VDC có thể điều khiển đóng ngắt, và 16 cổng analog kết nối nhanh chóng.
Bộ mở rộng kênh Multiplexer AM16/32B tăng đáng kể số lượng cảm biến mà bạn có thể đo với các Datalogger của Campbell Scientific. Nó giao tiếp với các Datalogger và kết nối được với hầu hết các cảm biến.
LIÊN HỆ
Để được tư vấn về dịch vụ cung cấp, lắp đặt thiết bị quan trắc dự án điện mặt trời, Quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline: 0903 372 300 (Call, SMS, Zalo, Viber, WhatsApp) hoặc E-mail: geotechnics@geotechnicsvn.com